Xem nhanh nội dung
Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Dàn ý
A. Mở bài:
Dẫn dắt- đưa vấn đề – nêu ý nghĩa vấn đề
Mẫu: Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"… Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực… Xã hội mà có nhiều người "không dại gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật… Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu. Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại – đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải.
B. Thân bài:
1, Giải thích: Bệnh vô cảm là gì ?
Vô cảm là gì? Đó là ko có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.
2. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Trong gia đình – Ngoài xã hội – Nhất là giới trẻ…
– Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.
– Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…
Bệnh thể hiện ở những hiện tượng sau:
– Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.
– Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.
– Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.
– Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết.
– Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.
– Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”.
3. Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh?
– Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém. Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…
– Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí.
– Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn
– Do phụ huynh nuông chiều con cái…
– Ở nhà trường, bên cạnh một số thầy cô mẫu mực, nhiệt huyết với việc giáo dục, vẫn còn đó những thầy cô chưa hoàn thiện nhân cách. "Có thầy cô gọi học sinh là mày xưng tao, có thầy cô chêm cả những câu chửi tục vào lời nói của mình, có thầy cô quát mắng học sinh như kiểu dân chợ búa, … Chính các em đã phải thốt lên rằng "giáo viên ăn nói thô lỗ, vô văn hóa như vậy thì trách sao học sinh không bắt chước" . Những hành động đó ít nhiều xâm nhập vào thế giới quan của giới trẻ, dần dà hình thành lối hành xử thô bạo, thiếu tình thương. Sự vô cảm lẽ nào chẳng bắt nguồn từ đó? Thầy cô được xem như cha mẹ thứ hai của học sinh. Nếu họ vô cảm thì sẽ thiếu tình thương dành cho những đứa con của mình, thiếu nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh. Vì "vô cảm" họ cũng sẽ "đào tạo" ra những học trò vô cảm như họ. Như thế, ta phải nói sao về những chủ nhân tương lai của đất nước? Đây chính là một mối họa lớn cho xã hội.
– Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống vô cảm không quan tâm đến những việc xung quanh.
– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống: một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những giá trị đạo đức mới được hình thành; mặt khác, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cái ta cộng đồng, lấy giá trị vật chất làm thước đo cho tất cả. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng: "Dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các bạn trẻ sống vô cảm".
– Căn bệnh vô cảm còn là kết quả của một lối sống thực dụng ngày càng ăn sâu vào văn hóa của xã hội ngày nay. Khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, sự hy sinh… đang dần bị thế chỗ cho chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân, thì con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Bên cạnh đó, do sự gia tăng những bất công xã hội, là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối sống "phong bì", người lớn không còn là tấm gương đạo đức cho giới trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm.
4. Hậu quả:
– Ảnh hưởng của nó tới việc phát triển nhân cách, phát triển của XH…nó có sức tàn phá ghê gớm.
– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy… đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn.
– Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay dẫn đến việc…
– Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ……
5. Biện pháp giải quyết vấn đề.
– Cải cách giáo dục một cách toàn diện từ mục đích, phương pháp cho đến cách thức là điều cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần một nền giáo dục ko còn những giáo điều, lý thuyết khô khăn, nặng nề, ko cần thiết nữa mà thay vào đó những bài học sinh động, thực chất dể phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, thì vô cảm mới có thể dc giảm thiểu ở mức thấp nhất.
– Con người sẽ bớt vô cảm đi nếu ngay từ trong gia đình và trong những mối quan hệ đời thường, ta biết tôn trọng phẩm giá, tôn trọng thân xác và tinh thần con người hơn các giá trị vật chất khác. Hãy biết rung động trước những nghĩa cử đẹp, và biết xót xa trước những bất hạnh trái ngang, tất sẽ biết sống cho đi và hi sinh cho người khác.
– Để khuyến khích con người tránh đi căn bệnh vô cảm, xã hội nên tích cực kêu gọi, đánh thức lương tri con người bằng những việc làm nhân đạo, làm công tác từ thiện, hiến máu nhân đạo, giúp các em cơ nhỡ tìm được tương lai nhỏ nhoi nhất để tiếp sức cho đời mình, tiếp giúp cho người vô gia cư có được mái ấm, nâng đỡ những em đã từng lầm lỗi có cơ hội làm lại cuộc đời, giúp đỡ những người bất hạnh trước những cơn bệnh nan y, đưa người đi cấp cứu khi họ gặp phải tai nạn, cơ quan chức năng hãy lắng nghe tiếng nói cũng như sự cầu cứu của người dân khi họ cần, đó là những hành vi mang tính đạo đức, mang tính lương tri…
C. Kết bài :
Nêu suy nghĩ, nhận xét của mình.
Mẫu: " Bệnh vô cảm là căn bệnh nguy hiểm…" và cuối cùng đưa những biện pháp bạn nghĩ ra, ví dụ như giúp đỡ người khác, thẳng thắn phản ánh những chuyện trái lương tâm…
Bài học rút ra cho bản thân về nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – Bài làm
Xã hội được ví như tổ ong hoàn chỉnh, mỗi một tổ ong đều có nhiều nhân tố góp lại để trở thành một tổ ong lớn, có trật tự, có tổ chức và có đoàn kết. Mỗi sự kết dính của từng thành viên đều khiến cho xã hội càng thêm bền chặt và phát triển vững mạnh. Điều quan trọng nhất trong xã hội chính là tinh thần, là sự gắn bó, kết hợp nhuần nhuyễn, sự bao bọc, bởi sống cùng một nước, sinh ra từ đất mẹ đều được gọi chung là đồng bào.
Từ xưa người Việt Nam đã có truyền thống bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Cũng chính vì thế, những câu ca dao tục ngữ răn dạy con người cũng từ đấy thêm phần đa dạng và sâu sắc. Những câu như “ Thương người như thể thương thân “ hay “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Hay đặc trưng nhất là câu :
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Như vậy truyền thống bao bọc bảo vệ và gắn kết đã có từ hằng trăm năm nay, hàng nghìn năm nay. Tinh thần đoàn kết, quyết không bỏ lại đồng loại và không bao giờ đối đãi độc ác với người của mình. Truyền thống đó, giá trị đạo đức đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành câu nói cửa miệng của nhiều ông bà cha mẹ lấy ra để răn dạy con cháu.
Tình cảm lớn đó trước hết là mang nặng tinh thần dân tộc sâu sắc, khi con người sống với nhau có chung máu mủ, gặp người gặp nạn không hề né tránh mà xả thân giúp đỡ. Tư tưởng trượng nghĩa giúp người , thấy giàu ức hiếp nghèo, thấy mạnh ức hiếp yếu không bao giờ được tha thứ và chấp nhận trong mọi xã hội. Dù có ở thời kì nào đi chăng nữa thì, con người luôn đấu tranh vì sự công bằng và sự gắn bó, cùng chung một dòng máu.
Cùng sinh ra từ bọc trăm trứng, đâu đâu cũng là nhà, đâu đâu cũng là anh em , vậy mà dường như con người thời nay quá thờ ơ với những con người xung quanh quay lưng với chính đồng loại của mình. Ở nông thôn, hiện tượng vô cảm còn ít nhưng ở thành thị khi mà tư tưởng “ đèn nhà ai nhà ấy rạng” đã khiến cho bệnh vô cảm càng thêm nặng nề và ít người biết được chính nó đã ăn dần ăn mòn bản chất tốt đẹp của những con người vốn dĩ thích trượng nghĩa nghĩa hiệp.
Có thể thấy bệnh vô cảm khắp mọi nơi, khi nhiều người trên đường ngó lơ một người bị thương trên đường để không bị vạ lây. Trong khi nạn nhân kia quằn quại sự đau đớn và cần đến sự giúp đỡ thì những người đi đường chỉ chậc lưỡi cho qua hoặc quá đáng hơn là lao xe đi nhanh để không bị trễ giờ trễ việc của bản thân mình. CŨng có những lúc, những sự ngược đời như trẻ đánh già, đàn ông đánh vợ con hay con đánh lại cha mẹ vẫn đầy rẫy, những người chứng kiến không đưa ra sự giúp sức nào để bảo vệ công lý. Hơn thế nữa, những thói hư tật xấu cũng không dám đưa ra, chỉ che giấu sự thật che giấu sự bất bình để đổi lại sự bình yên cho chính bạn thân mình.
Nói tóm lại, khi con người bắt đầu bắt nhịp với lối sống hiện đại, chạy đua với đồng tiền với cơ chế xã hội, con người lại càng thờ ơ, càng lạnh nhạt với những con người xung quanh mình. Vô cảm là một căn bệnh cần được chữa tận gốc rễ, không những thế, những công việc, những điều đẹp đẽ cần được phát tán và khích lệ nhiều hơn nữa, để những mảnh ghép cuộc sống càng thêm tươi đẹp và giàu giá trị nhân văn.