Xem nhanh nội dung
Nghị luận xã hội về tình trạng bạo lực học đường hiện nay – Bài 1
Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng việc học sinh đánh nhau,mang vũ khí vào trường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở những nước phương Tây hay ở những nước lân cận. Đồng thời cũng vì thế mà bộ Giáo Dục chỉ đưa ra những qui định qua loa như:”Học sinh không được đánh nhau,không mang vũ khí vào trường”nhưng không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung, . Song thời gian gần đây, những vấn đề này đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
Đánh nhau,mang vũ khí vào trường hay còn gọi là bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở Việt Nam.Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội.Những hành động này xảy ra ở nhiều dạng như xúc phạm,lăng mạ,đay nghiến từ đó dẫn tới đánh nhau,tra tấn,làm hại sức khỏe,cơ thê con người.
Ngày nay chỉ gần lên mạng thì cũng đã có hàng tá clip đánh nhau của các học sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót. Tại TP.HCM, 2 nam hs (1 em lớp 7,1 em lớp 9) trường THCS Nguyễn Huệ,Q.4,xích mích khi chát với nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng).1 nữ học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường khác.
Những hành động trên là do sự phát triên thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống,ngoài ra do ảnh hưởng của phim, ảnh, sách, báo,game mang tính bạo lực,sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.Nền giáo dục nặng về kiến thức,đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người,từ đó dẫn nên những vấn đề về tâm lí của tuổi học trò.Bực dọc,ức chế không thê chia sẻ hay được sự quan tâm của người lớn,thầy cô.Các học sinh có những hành động bạo lực trong nhà trường đê “xả” đi những ức chế trong người,những học sinh có những hành động này cũng là do mặc cảm với bản thân,với bạn bè nên có xu hướng hù dọa đê được nê trọng.Ngoài cách xa lánh các bạn ấy thì chúng ta phải cố gắng giúp đỡ mở rộng vòng tay chào đón đê các bạn ấy trở lại thành những học sinh ngoan hiền chứ không phải quậy phá dùng vũ lực đê ức hiếp người khác.
Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì sẽ có nhiều học sinh sẽ trở thành nạn nhân hoặc là kẻ gây ra bạo lực trong vấn nạn bạo lực học đường này,những kết quả mà ta không hề mong muốn sẽ xảy ra.Đối với nạn nhân:tôn thương về thê xác và tinh thần,tôn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại,tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.Đối với kẻ gây ra bạo lực làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội;bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.Đê xóa bỏ vấn nạn bạo lực học đường trong nhà trường,ngoài đặc ra những qui định,chúng ta phải tuyên truyền giáo dục,cải cách nhân phẫm,tư vấn tâm lí cho những đối tượng gây ra bạo lực và nạn nhân của bạo lực học đường, có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác đê phòng ngừa và triệt tiêu vấn nạn này.Ngoài xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và khống chế hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực,mạnh dạn lên án bạo lực gia đình.
Qua câu nói của Mahatma Gandhi: “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bân được.”Chúng ta thấy rằng không chỉ 1 vài cá nhân mà làm chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ ngày nay,cũng còn rất nhiều bạn trẻ tài năng là tương lai của đất nước.Qua vấn đề trên,chúng ta phải có những quan điêm,nhận thức,hành động đúng đắn,hình thành những quan niệm sống tốt đẹp và phải cố gắng học tập đê phát triển đất nước,nâng cao xã hội văn minh.
Những qui định của bộ Giáo Dục cũng chỉ là những qui định,muốn vấn nạn về việc đánh nhau mang hung khí vào trường kết thúc thì người lớn,thầy cô giáo trong trường phải trở thành những tấm gương sáng để học sinh,con cái noi theo.Và quan trọng nhất là do chúng ta,những học sinh phải biết tự ý thức về chính mình,cố gắng học tập đê có tương lai tốt đẹp mai sau.
Nghị luận xã hội về tình trạng bạo lực học đường hiện nay – Bài 2
“Bạo lực học đường” đang là vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay, được dư luận quan tâm 1 cách đặc biệt. Ở Việt Nam càng ngày các vụ bạo lực học đường càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm. Nếu vài năm trước đây chuyện trẻ cầm dao đâm bạn khiến dư luận sửng sốt thì bây giờ không phải là hiếm. Đây là hiện tượng đáng báo động. Nó thể hiện sự lỏng lẻo về thiết chế văn hóa, về phương pháp giáo dục trong nhà trường và gia đình, sự lệch chuẩn trong suy nghĩ của trẻ.
THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Đáng báo động hơn khi trong thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường nguy hiểm như: nữ sinh tụ tập đánh nhau “hội đồng”, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trường học. Có trường hợp do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường, xảy ra ở nhiều nơi: Hà Nội, Hà Tĩnh, Lai Châu, Gia Lai, Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh…
Bằng chứng là ngay đầu năm 2010 lại xảy ra một vụ bạo lực học đường kinh hoàng: Một học sinh lớp 7 của Trường THCS An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đánh thầy giáo ngất xỉu trên bục giảng. Sinh viên đại học thi rớt nhiều lần, xin điểm thầy không cho đã nhẫn tâm tạt cả thau axit lên người thầy, hậu quả để lại là sinh viên đó phải chịu trách nhiệm hình sự, thầy giáo mãi mãi không còn đứng được trên bục giảng, sống mà như chết.
Mới ngày 3/11/2010 đây, xảy ra vụ hành hạ và làm nhục bạn ngay tại lớp học của ba nữ sinh học lớp 8 trường Mai Kiếm Hùng quận 5 tp Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của sự việc chủ yếu là cái liếc mắt trông khó ưa mà ba học sinh cùng lớp đã bắt nạn nhân cởi hết áo, tát liên tiếp vào mặt, bắt quì gối xin lỗi, vừa đánh vừa chửi tục ngay tại lớp học. Đau lòng hơn nữa là các học sinh trong lớp lại đứng nhìn, hò reo, cổ vũ, quay clip rồi bắn blutut truyền tay nhau xem suốt 2 tuần liền. Đến ngày 19/11/2010 thì Ban Giám Hiệu nhà trường đó mới biết, sự vô cảm của các em và sự thiếu quan tâm sâu sát của gia đình, ban quản sinh, giáo viên chủ nhiệm…đã dẫn đến sự việc đáng tiếc trên. Một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động tình trạng bạo lực trong học đường. Đâu rồi tà áo trắng tinh khôi, đâu rồi sự hồn nhiên đáng yêu, những bài học về đạo đức dường như bị lãng quên, tình yêu thương con người, đồng loại như đã mất theo những cái tôi quá bồng bột, thiếu nghĩ suy.
Tình trạng học sinh suy thoái về đạo đức, sẵn sàng đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường phổ thông trên toàn quốc, nguyên nhân do đâu??
NGUYÊN NHÂN
Nói một cách thẳng thắn, bạo lực học đường xảy ra đến mức đáng báo động thì điều đó thuộc về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội còn buông lỏng việc giáo dục trẻ em. Trước những vi phạm của con trẻ, người lớn phải nhìn lại mình.
Về phía gia đình
Không ít bâc làm cha làm mẹ “khoán trắng” cho nhà trường, mải mê làm ăn không quan tâm đến con cái, không biết con mình học hành ra sao, chơi bời lêu lổng thế nào? Chính sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ khiến trẻ có hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm.
Một số bậc phụ huynh thì chiều chuộng con cái quá đáng, cho con quá nhiều tiền tiêu sài, cho nên rất dễ hư hỏng, chơi nhiều hơn học.
Về phía nhà trường
Lâu nay nhà trường hầu như chỉ lo dạy chữ mà chưa làm tốt phần dạy người, dạy đạo đức, dạy kỹ năng sống…
Không ít trường buông lỏng quản lý, chưa tạo được niềm tin cho học sinh để khi xảy ra mâu thuẫn thì báo cáo với giáo viên, nhà trường tìm cách giải quyết.
Các hình phạt mà nhà trường thầy cô đưa ra lại không đủ sức răn đe nên trẻ càng có xu hướng xử sự theo bản năng.
Một số giáo viên vẫn chưa gương mẫu, có những hành vi xúc phạm, xâm hại học sinh. Hiện tượng đối xử không công bằng làm các em bức xúc rồi trở nên quậy phá như một cách lấy lại cân bằng.
Về phía xã hội
“Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị “nhiễm khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội.
Phim ảnh thiếu lành mạnh, nhiều thói hư tật xấu của người lớn đã ảnh hưởng tới trẻ em…
Bên cạnh đó công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa được chặt chẽ; cụ thể là thiếu thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình cũng như giữa lực lượng công an địa phương với các trường trên địa bàn.
Nguyên nhân từ chính bản thân của học sinh
“Điểm xuất phát của tình trạng bạo lực học đường ngày càng lan tràn như hiện nay là sự cô đơn bế tắc của trẻ. Cha mẹ chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành chính, người lớn thiếu lòng yêu trẻ khiến các em không gần gũi, chia sẻ”
Tâm lý trẻ dễ bị kích động, muốn sớm khẳng định cái tôi mà không quan tâm đến những chuẩn mực đạo đức
Trẻ yêu sớm cũng gây nên bạo lực học đường. Trong khi đó vấn đề giáo dục giới tính của các bậc phụ huynh, cũng như của nhà trường hầu như còn bỏ ngỏ, còn để cho các em tự bơi, tự dò dẫm lớn lên trong môi trường đầy rẫy cám giỗ và cạm bẫy..
GIẢI PHÁP
Biện pháp tốt nhất để đẩy lùi bạo lực học đường là phải kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó cần nghiên cứu bài bản tâm sinh lý lứa tuổi của học trò ngày nay, mỗi trường cần tuyển giáo viên tâm lý, dành riêng hẳn một phòng để các em giải tỏa những tâm tư, tình cảm với chuyên viên khi bị vướng mắt, không biết chia sẻ với ai.
Về phía gia đình
Mỗi ông bố bà mẹ hãy là những tấm gương đạo đức cho con, cùng con chia sẻ cảm xúc, tình cảm, lắng nghe tâm sự của của con. Cha mẹ phải là người thầy đầu tiên của trẻ.
Gia đình phải kết hợp với nhà trường, nhận rõ trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con em mình, không nên khoán trắng hết cho nhà trường.
Về phía nhà trường
Luôn bảo đảm cho môi trường giáo dục được lành mạnh, dứt khóat tuyên chiến với bạo lực và tội ác, đó là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục cũng như mỗi trường học trong xã hội chúng ta.
Cần giáo dục về pháp luật, đạo đức cho các học sinh ngay từ khi mới bước vào trên ghế nhà trường.
Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh ở trường qua các buổi trò chuyện đầu tuần.
Các thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về mặt đạo đức. Trong giáo dục có nhiều phương cách nhưng tự làm một tấm gương tốt là một phương pháp giáo dục rất hữu hiệu.
Các trường phải đưa ra các hình thức kỷ luật thật nghiêm minh đối với các học sinh có hành vi bạo lực đối với bạn. Thậm chí cần áp dụng cả luật hình sự với những vi phạm đó.
Nhà trường cần phải nắm được danh sách các học sinh cá biệt có nguy cơ gây bạo lực để thường xuyên chia sẻ, giáo dục các em. Phối hợp với gia đình, yêu cầu gia đình cần làm bản cam kết giáo dục nghiêm chỉnh con em mình tại nhà.
Thường xuyên kiểm tra và ngăn chặn học sinh mang hung khí hoặc các vật dụng có thể gây nguy hiểm vào trường học
Chương trình học cũng nên được giảm tải, tránh gây nặng nề ức chế tâm lý cho các em. Thay vào đó, tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, xây dựng các chương trình trải nghiệm đi thực tế xã hội cho trẻ học tập.
Về phía xã hội
Cần xây dựng một xã hội phát triển văn minh, lành mạnh, là mội trường tốt cho trẻ học hỏi, trưởng thành.
Chính quyền địa phương cũng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh của từng gia đình có con em đang theo học tại các trường trên địa bàn.
Tránh việc đưa những trẻ quá cá biệt vào các Trung tâm giáo dưỡng vì “cần nhìn thẳng vào vấn đề để thấy rằng chúng ta cần cảm hóa chứ không phải trừng phạt.”
Bản thân học sinh
Các em học sinh cũng phải có trách nhiệm đối với bản thân mình bằng cách là tự rèn luyện về mọi mặt, nhất là đạo đức, lối sống, hành vi, nếu không sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường.
Trước tiên, Hs cần cố gắng chăm chỉ học tập, trao dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành trò giỏi, con ngoan, là một công dân tốt.
Có lối sống, lành mạnh, biết lựa chọn các hình thức giải trí phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi của mình, giữ gìn sự trong sáng trong tình cảm học trò
Biết học hỏi, biết sẻ chia, biết kiên nhẫn lắng nghe và sửa chữa khuyết điểm.
Có đủ nghị lực để tránh xa những cám dỗ trong cuộc sống đời thường, nói không với các tệ nạn xã hội.
Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội.
Mong rằng với vài lời suy nghĩ của chúng tôi sẽ góp thêm tiếng nói chung để giảm bớt tình trạng bạo lực trong học đường hiện nay.